Friday, February 28, 2014

Dịch vụ cho thuê xe nói về trăn trở của doanh nghiệp ô tô Việt Nam


Năm 1953 kết thúc chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc bị tàn phá, nghèo nàn và kiệt quệ. Khi đó họ bắt đầu công cuộc kiến thiết của mình, cả thế giới chưa ai biết đến họ. Năm 1988 khi Hàn Quốc đứng ra tổ chức Thế vận hội Seoul, cả thế giới nghiêng mình khâm phục họ như một nước đã bước vào hàng các nước công nghiệp phát triển. Tất cả cần có 35 năm để một quốc gia giành được một chỗ đứng trang trọng trong cộng đồng các dân tộc trên thế giới và nhất là, có thể ngang hàng tranh biện với các nước láng giềng để bảo vệ chủ quyền còn đang bàn cãi của mấy mỏm đá bé xíu trên biển Hoa Đông.



Vậy cái gì làm nên sức mạnh một quốc gia?

Lòng yêu nước? Đây là điều đương nhiên vì không có lòng yêu nước thì sẽ chẳng có gì để bàn cả. Và với người Việt Nam thì câu chuyện lòng yêu nước lọi càng không cần phải bàn vì kết cục cuộc chiến tranh 35 năm về trước với cường quốc số 1 thế giới đã minh chứng cho điều đó. Nhưng để quốc gia có sức mạnh, còn cần có những thứ khác và ít nhất phải có hai thứ: một bộ máy hành chính nhìn xa trông rộng và một hệ thống các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm ăn hiệu quả.

Có thể lấy công nghiệp ôtô làm ví dụ.

Khoảng đầu những năm 90 thế kỷ trước, công nghiệp ôtô đã được lựa chọn như một hướng ưu tiên phát triển, tạo tiền đề cho đất nước công nghiệp hoá. Một lựa chọn nếu không phải là sáng suốt thì củng là hợp lý vì tấm gương của Nhật Bản, Hàn Quốc, những nước công nghiệp hoá mới, cho thấy ôtô có vai trò như thế nào đối với sự phát triển nhanh chóng vượt bậc của họ. Và những nước cạnh ta như Malaysia, Indonesia, Thái Lan cũng đang theo đuổi điều đó càng là sự biện minh cho định hướng duy ôtô nói trên.

Nhiều cuộc hội thảo đã được tiến hành, nhiều chiến lược ôtô, cái sau hoành tráng hơn cái trước, đã được xây dựng, đề xuất và được chấp thuận. Để rồi nhiều nhiều ưu đãi đã dành cho các doanh nghiệp sản xuất ôtô. Có điều, cái suy nghĩ đơn giản thấy người khác ăn khoai mình cũng vác mai đi đào đã được trả giá bằng... giá ôtô Việt Nam đắt vào loại nhất thế giới

Có lẽ đã có ba sự không hợp lý ở đây. Hai thuộc về bộ máy hành chính và một thuộc về doanh nghiệp ôtô nước nhà.

Thứ nhất, bộ máy hành chính, mà đại diện là các quan chức sở thuế, đã có một quan niệm sai lầm về ôtô, coi đó như là thứ vật dụng xa xỉ, tiêu tốn ngoại tệ cần hạn chế. Và rồi thì, càng ăn càng thấy ngon như một câu tục ngữ đã nói, việc thu thuế ôtô đã trở thành một mục tiêu tự nó. Cứ xem trình bày của Bộ Tài chính trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội là đủ rõ: sự tiêu dùng ôtô cao mang lại sự mong muốn lớn cho Bộ Tài chính vì tăng thu được thuế. Nhất là loại thuế này dễ thu vì nó lớn, nó là cả cục và không tránh né được, khác hẳn với vô vàn các khoản thuế khác mà Bộ đang phải thu. Nhưng Bộ đã không nghĩ nhiều đến việc phát triển sản xuất ôtô cần thị trường đủ lớn. Tận thu thuế đối với ôtô là việc làm tiện lợi cho các quan chức sở thuế, nhưng việc đó đã bóp méo thị trường, cản trở nhu cầu chính đáng của nền kinh tế là cần có nhiều động cơ hơn để tằm ra nhiều sản phẩm với giá ré hơn, cơ sở đích thật của sức mạnh quốc gia.


Thứ hai bộ máy hành chính, mà đại diện là các quan chức Bộ Công Thương, đã định hình chính sách bảo hộ quá mức cho các liên doanh lắp ráp ôtô trong nước. Bảo hộ cho sản xuất trong nước là biện pháp mà bất cứ quốc gia  nào cũng làm, kể cả nền kinh tế đứng đầu thế giới à nước Mỹ, nhưng bảo hộ mức như ở Việt Nam chúng ta thì chỉ dẫn đễn hậu quả là tạo nên sự độc quyền không phải lối của các doanh nghiệp lắp ráp ôtô.

Tệ hơn nữa, sự bảo hộ này đã không mang lại lợi ích gì cho sự phát triển nền công nghiệp sản xuất ôtô của Việt Nam, vì trên thực tế chúng ta chưa có các doanh nghiệp sản xuất ôtô hoạt động theo cơ chế thị trường đúng nghĩa. Đã không có một hệ thống các doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực khác nhau liên quan đến ôtô, từ động cơ cho đến các linh kiện phụ trợ, mà chỉ có lèo tèo vài doanh nghiệp nhà nước, to cồng kềnh một cách đáng ngạc nhiên, đi làm ôtô. Các nhà lập chính sách Bộ Công Thương, đã chọn một việc làm dễ nhất, giống như Bộ Tài chính, là chăm bẵm một số ông lớn do mình đẻ ra và không làm gì để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội thủ lợi từ chính sách bảo hộ đó. Và họ nhầm tưởng rằng các doanh nghiệp đó sẽ đem lại sức mạnh cho nền kinh tế chúng ta.

Do vậy, thứ ba, như là kết quả của hai cái trên, chúng ta sẽ thấy xuất hiện câu chuyện doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp ôtô, doanh nghiệp cho thue xe nói riêng. Các doanh nghiệp ôtô được ưu đãi của chúng ta thực ra chỉ là các cơ quan nhà nước đi làm ôtô theo nhiệm vụ được nhà nước giao. Họ được ưu đãi đủ thứ từ vốn, đất đai đến nguồn nhân lực. Cái họ thiếu là sự vận hành theo những nguyên tắc thị trường: làm ra sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường. Sự sống sót của họ đã có nhà nước lo nên họ không phải là các doanh nhân mà là các công chức chỉ định hoàn thành kế hoạch được giao, năm sau cao hơn năm trước một tý, tất nhiên.

Và nghịch lý lớn nhất của phát triển đã xuất hiện, các doanh nghiệp ôtô của chúng ta càng phát triển, thì việc họ tiêu tốn các tiềm năng quốc gia ít ỏi càng cao, nhất là sự tiêu phí tiềm năng chính là sức mua của toàn xã hội bị ảnh hưởng. Sự phát triển các doanh nghiệp này, nếu quả thực là họ phát triển được, chỉ mang lại sức mạnh ảo cho quốc gia vì đơn giản là những sản phẩm của các doanh nghiệp đó không có sức cạnh tranh, cái quyết định thực sức mạnh quốc gia.

Một quốc gia như Hàn Quốc, dân không đông lắm, khoảng 45 triệu người, đất không rộng lắm, khoảng 150 nghìn cây số vuông, dựa vào đâu để có sức mạnh? Lòng yêu nước và hệ thống các doanh nghiệp hùng mạnh. Lòng yêu nước chúng ta có, nhưng doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường thì không nhiều và mới chỉ đang cố gắng để hình thành cho được trong nguyện vọng. Còn trên thực tế thì câu chuyện doanh nghiệp hoạt động theo thị trường một cách bình đẳng với với nhau vẫn còn là cuộc vật lộn lớn. (Xin lưu ý là cũng chỉ từ đầu năm 2010 này các doanh nghiệp tư nhân mới được  quyền tiếp cận các nguồn vốn ODA của viện trợ nước ngoài)


Năm 2010 cũng là 35 năm người Việt Nam chúng ta bắt đầu xây dựng lại đất nước sau một cuộc chiến tranh dài. Trong khoảng thời gian đó, đã phải mất 15 năm để thực sự giải phóng cho từng người nông dân Việt Nam có quyền làm chủ công việc sản xụất của chính mình trên mảnh đất được thừa nhận thuộc quyền sử dụng (chứ chưa phải sở hữu) của mình. Mười năm tiếp theo là để ra đời luật doanh nghiệp, giải phóng cho những người làm doanh nghiệp được quyền tổ chức những nhóm người Việt Nam làm ăn theo cung cách công nghiệp. Mười năm tiếp theo là để luật doanh nghiệp đi vào cuộc sống và có lẽ sẽ phải mất 5 năm nữa để hết sự phân biệt giữa doanh nghiệp công và tư, để chỉ còn doanh nghiệp Việt Nam mà thôi.

Lúc này đây có lẽ là thời điểm để quyết định diện mạo sức mạnh quốc gia trong tương lai. Phê phán sự bất hợp lý của chính sách công nghiệp ôtô là điều chẳng khó khăn gì đối với các trí thức bậc trung, nhưng để đưa ra được các bước đi nhằm khai thác được tiềm năng các doanh nghiệp nhỏ và vừa đi vào công nghiệp phụ trợ đòi hỏi phải có các trí tuệ lớn lao, hiểu được các điều kiện nước nhà, quy luật phát triển tự nhiên và phá tan các rào cản trong não trạng cũng như trong thực tế của nền kinh tế.

Nếu không được hoạch định lại các bộ máy hành chính và doanh nghiệp nước nhà thì việc bước vào hàng các quốc gia đã phát triển trong 20 năm tới là điều khó xác định. Có chỗ cho các doanh nghiệp ôtô Việt Nam trong quá trình khó khăn và rất đáng tự hào này không? Có chỗ cho quốc gia Việt Nam đứng ở một vị trí trang trọng trong cộng đồng các dân tộc trên thế giới hay không? Đó có lẽ sẽ là câu chuyện rất dài của lịch sử.

Có điều, lịch sử không lắp lại. Lịch sử không có chữ nếu

Tin được sưu tầm tại : http://chothuexethang.blogspot.com

2 comments:

  1. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  2. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete